Cháy chung cư Phú Sơn: Đám cháy nhỏ bộc lộ nhiều vấn đề nan giải

Đăng bởi Tin tức

Rạng sáng ngày 10/6, tại chung cư Phú Sơn (phường Phú Sơn, TP. Thanh Hóa) đã xảy ra một đám cháy “nhỏ” nhưng lại bộc lộ nhiều rủi ro “lớn”.

Theo thông tin người dân phản ánh, 0h15 ngày 10/6, tại tầng 15, tòa H2 chung cư Phú Sơn đã xảy ra đám cháy liên quan đến chập điện. Tuy không có thiệt hại về người, tài sản cũng không đáng kể. Tuy nhiên, qua đám cháy nhỏ này, đã bộc lộ rất nhiều “điểm yếu chí tử” liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy tại các chung cư.

Được biết Căn hộ chung cư có Chủ đầu tư là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD4. Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Phường Phú Sơn, Thanh Hóa, Thanh Hóa. Giá bán:9.7 – 9.7 triệu/m² Diện tích dự án: 9263 m2 Quy mô: 04 đơn nguyên cao 11 tầng. Thời điểm hoàn thành là tháng 10/2012

Theo ghi nhận của phóng viên tại hiện trường, khi xe cứu hỏa đến chữa cháy, đã gặp ngay chướng ngại là hàng loạt xe ô tô đỗ ngay vỉa hè và lòng đường, khiến lực lượng cứu hỏa phải thay đổi hướng tiếp cận.

Cháy chung cư Phú Sơn: Đám cháy nhỏ bộc lộ nhiều vấn đề nan giải - Ảnh 1
Một phòng trong tầng 15 tòa nhà H2, chung cư Phú Sơn được phát hiện cháy nghi do chập điện.

Trao đổi với PV, một cán bộ CSGT TP. Thanh Hóa cho biết: “Đa phần các chung cư ở Thanh Hóa hiện nay chưa giải quyết được bãi đổ xe cho người ở căn hộ. Việc đỗ xe lung tung, tận dụng mọi khoảng trống của lòng đường, sẽ làm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại lớn về công tác phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, các xe ô tô của người dân đỗ ở đây đều không để lại thông tin liên lạc. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, không có đủ thời gian đề tìm hiểu, xác minh và liên hệ với chủ xe. Trong khi đó, nếu sử dụng phương tiện để cẩu xe thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ”.

Cháy chung cư Phú Sơn: Đám cháy nhỏ bộc lộ nhiều vấn đề nan giải - Ảnh 2
Các xe ô tô đỗ tràn lan lòng đường và vỉa hè chung cư khiến xe cứu hỏa gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Đồng quan điểm, một chiến sỹ thuộc phòng Cảnh sát chữa cháy tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: “Cháy bình thường thì nó phải từ bắt đầu từ nguồn lửa nguồn nhiệt và phải có khoảng thời gian cháy tự do, thời gian ban đầu. Chúng tôi tính từ 1 phút đến 10 phút là cái thời gian vàng trong công tác chữa cháy. Tuy nhiên khi đến hiện trường, chúng tôi gặp khó khăn rất nhiều từ vấn đề di chuyển trên đường, cho đến địa điểm. Nhất là ở các chung cư, xe ô tô của người dân còn đỗ chắn hết lối tiếp cận với các trụ tiếp nước. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm dù đôi lúc chúng ta chỉ là vô ý”.

Cháy chung cư Phú Sơn: Đám cháy nhỏ bộc lộ nhiều vấn đề nan giải - Ảnh 3
Lực lượng chức năng rất mất thời gian để tìm trụ tiếp nước.

Trong khi đó, người dân sống tại chung cư cho rằng, hiện nay bãi đỗ xe của chung cư không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Tầng 1 chỉ dành cho đỗ xe máy. Trong khi đó, số gia đình ở chung cư có phương tiện là ô tô ngày càng tăng. Rất nhiều ý kiến cho rằng, ban quản lý, cụ thể là bảo vệ các chung cư cần được tiếp cận biển số xe, thông tin liên hệ và vị trí đỗ của các xe ô tô mà chủ phương tiện là người ở chung cư. Hoặc chủ phương tiện nên chủ động để lại thông tin liên hệ khẩn cấp ở vị trí dễ thấy trên xe của mình.

Cháy chung cư Phú Sơn: Đám cháy nhỏ bộc lộ nhiều vấn đề nan giải - Ảnh 4
Đám cháy “nhỏ” khiến người dân tòa H1 và H2 một phen hú vía.

Trên thực tế, lực lượng PCCC không thể nào thường trực 24/24h trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp hay hộ gia đình để phòng ngừa hoặc để xử lý sự cố cháy phát sinh. Cảnh sát PCCC có nhanh đến đâu thì cũng phải mất thời gian nhất định để phương tiện chữa cháy di chuyển đến hiện trường; khoảng thời gian đó có thể là 3, 4, 5 phút hoặc nhiều hơn nữa phục thuộc vào tình hình giao thông khu vực và vị trí đám cháy sát mặt đường hay trong hẻm sâu, có dễ tiếp cận hay không…

Để hạn chế rủi ro thấp nhất liên quan đến hỏa hoạn, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa cần rà soát lại bãi đỗ xe của các chung cư, từ đó có hưởng giải quyết để tránh tình trạng đậu đỗ tràn lan, gây ảnh hướng đến an toàn giao thông và đặc biệt là cản trở công tác phòng cháy chữa cháy.

Nguồn: Kinh tế môi trường